Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Thói ngụy biện ở người Việt! [PHẦN 1]

Một bài viết hay và sâu sắc của tác giả blog Tuanvannguyen, mình xin được chia sẻ cho các bạn.


Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong một xã hội văn minh. Ở nhiều nước, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Ở các nước phương Tây, hầu như ngày nào báo chí cũng có những bài của những cây bỉnh bút tranh luận về một vấn đề nóng nào đó. Trên tivi cũng có những cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai hay nhiều người về những chủ đề từ “đại sự” đến những vấn đề tưởng như nhỏ nhất. Trong các hội nghị khoa học, trước một vấn đề còn trong vòng nghi vấn, người ta cũng có những chuyên gia tranh luận dưới dạng những bài giảng khoa học.


Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu võ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi.


Để đạt những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải tập trung vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, phải sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không công kích vào cá nhân và nhân thân của người tham gia tranh luận.

Đó là những đòi hỏi khó khăn cho một cuộc tranh luận nghiêm túc có ý nghĩa, và không phải ai cũng có khả năng đạt được những yêu cầu này, nhất là đối với người Việt vốn chưa quan với văn hóa tranh luận. Do đó, không mấy ai ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều trường hợp chất lượng của những cuộc tranh luận giữa người Việt rất thấp. Chỉ cần xem qua những cái-gọi-là “tranh luận” trên các diễn đàn báo chí (và nhất là các “chat room” hay blog), người ta có thể thấy đó không phải là tranh luận, mà là những cuộc đụng độ giũa các cá nhân tham gia tranh luận, những cuộc chửi bới, chẳng có lí luận của người tranh luận. Ngoài ra, đối với một số người tham gia bình luận về một câu chuyện nào đó là một cuộc dàn xếp, một sự đóng kịch, nhằm tung hỏa mù hoặc lên lớp, hoặc a dua theo đám đông. Đó là những kịch bản ngớ ngẩn đến tội nghiệp. Ngớ ngẩn là vì người xuất hiện chẳng nói được gì cho đầy đủ, mà cũng chẳng phân tích một vấn đề gì cho đến nơi đến chốn.

Thật vậy, rất nhiều trường hợp, những cuộc tranh luận giữa người Việt chỉ là những cuộc chửi lộn, mà trong đó người ta tha hồ vung vít, ném liệng vốn liếng chữ nghĩa qua lại một cách hỗn độn, mà chẳng cần để ý đến logic hay các nguyên tắc của tranh luận là gì. Hơn nữa, rất dễ dàng nhận thấy rằng trong các cuộc tranh luận đó người ta nhắm vào mục tiêu là nhân thân, cá nhân của người tranh luận chứ không nhắm vào quan điểm và lí lẽ của người đó. Thay vì tranh luận thẳng vào vấn đề, người ta tìm cách gắn cho đối phương một nhãn hiệu, và từ đó làm lu mờ đi quan điểm của họ. Trong hầu như những tranh luận, nhiều người cố tìm hay tạo cho mình một vị trí đạo cao đức trọng cả bằng cách gắn cho đối phương những danh từ và tính từ mang tính miệt thị, một thủ đoạn có khả năng làm cho một cuộc tranh luận trở nên một cuộc ẩu đã ngôn từ đinh tai nhức óc thay vì là một trao đổi khoa học.

Thực ra, đó là một hình thức ngụy biện, một lỗi lầm cơ bản nhưng nghiêm trọng trong tranh luận. Nói một cách đơn giản, ngụy biện là những nhầm lẫn trong lí luận và suy luận. Ngụy biện khác với logic. Logic, nói một cách ngắn gọn trong trường hợp này, là những qui ước quản lí tính nhất quán trong việc sử dụng ngôn ngữ. Giới triết học Tây phương đã bỏ khá nhiều công sức để phân biệt thế nào là logic và thế nào là ngụy biện. Aristotle có lẽ là một nhà logic học đầu tiên có công phát triển các qui tắc và hệ thống suy luận. Trong quá trình làm việc, ông phát hiện ra nhiều lỗi lầm mà sau này người ta quen gọi là những “ngụy biện.” Mặc dù Aristotle là một nhà nhà logic học đầu tiên có công liệt kê và phân loại những loại ngụy biện, thầy của ông (Plato) mới xứng đáng được vinh danh như là một nhà triết học đầu tiên đã có công sưu tầm những ví dụ về ngụy biện. Kể từ khi Plato và Aristotle, đã có khá nhiều nhà triết học và logic học như John Locke, John Stuart Mill, Jeremy Bentham, và Arthur Schopenhauer cũng có nhiều cống hiến quan trọng trong việc nghiên cứu về ngụy biện.

Điều đáng chú ý là những lỗi lầm về ngụy biện ở người Việt lại hay thấy trong giới có học. Chỉ cần điểm qua báo chí, websites, blog, v.v... chúng ta dễ dàng thấy rất nhiều cái-gọi-là "tranh luận" thật ra chỉ là ngụy biện. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết đó là những ngụy biện, mà thậm chí còn hết lời khen ngợi kẻ ngụy biện là ... uyên bác! Điều này cho thấy trong những người Việt học cũng có người rất lười biếng suy nghĩ và chẳng phân biệt được thật và giả, không có khả năng nhận dạng được ngụy biện. Phải ghi nhận một điều là internet đã rất tuyệt vời, vì qua những "tranh luận" và chửi bới của những kẻ tham gia trên internet, chúng ta biết được bộ mặt xấu xí đằng sau những người mang nhãn mác "trí thức" hay "có học". Những kẻ này tương đối nguy hiểm, vì với cái nhãn mác "có học" đó, họ có cơ hội làm lũng đoạn xã hội và trở thành những con vi khuẩn làm nhiễm trùng nền học thuật nước nhà. Do đó, cần phải giúp họ nhận ra đâu là ngụy biện và đâu là logic.

Thực ra, nhận dạng ngụy biện không phải là một việc làm khó khăn. Nói chung chỉ với một lương năng bình dân, người ta có thể phân biệt một phát biểu mang tính ngụy biện với một phát biểu logic. Tuy nhiên, cũng có nhiều dạng thức ngụy biện mà vẻ bề ngoài hay mới nghe qua thì rất logic, nhưng thực chất là phi logic. Những loại ngụy biện núp dưới hình thức “khoa học” này không dễ nhận dạng nếu người đối thoại thiếu kiến thức về logic học hay thờ ơ với lý lẽ. Do đó, một điều quan trọng trong tranh luận là cần phải phát hiện và nhận dạng những hình thức ngụy biện, và quan trọng hơn, cần phải hiểu tại sao chúng sai. Có thể phân loại ngụy biện thành nhiều nhóm khác nhau liên quan đến việc đánh lạc vấn đề, lợi dụng cảm tính, thay đổi chủ đề, nhầm lẫn trong thuật qui nạp, lý luận nhập nhằng, phi logic, và sai phạm trù. Trong khuôn khổ giới hạn, người viết bài này không có tham vọng trình bày tất cả những loại ngụy biện một cách chi tiết (vì việc này đã được hệ thống hóa trong nhiều sách về logic học), mà chỉ muốn liệt kê ra những loại ngụy biện thường hay gặp trong báo chí và truyền thông, hầu giúp bạn đọc có thể phân biệt giữa chân và giả.

Liệt kê sau đây là một loạt những ngụy biện phổ biến hay thấy ở người Việt. Những ngụy biện này có thể phân thành 7 nhóm như sau:

• Đánh tráo chủ đề
• Lợi dụng cảm tính và đám đông
• Làm lạc hướng vấn đề
• Qui nạp sai
• Nhập nhằng đánh lận con đen
• Phi logic
• Các nhầm lẫn khác

Nhóm 1. Đánh tráo chủ đề

1. Công kích cá nhân
 (ad hominem). Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, thấp kém nhất, nguy hiểm nhất, nhưng có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A.

Có hai hình thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu. Chẳng hạn như “Ông nói là những người vô thần có đạo đức, vậy mà chính ông là người từng li dị với vợ con,” hay “Ông là người làm kinh tế, không biết gì về khoa học, mà nói chuyện khoa học”. Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu, mà là logic của lời phát biểu. Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác. Ví dụ: “Anh học của Tây có vài chữ mà đã quay lại chửi bới đồng nghiệp à? Anh là con công cháu cha, anh không hiểu gì về sự nghèo khổ của chúng tôi.”

2. Lợi dụng quyền lực (ad verecundiam).
 Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình. Chẳng hạn như “Isaac Newton là một thiên tài, và ông tin vào Thượng đế,” làm như ông Newton là người có thẩm quyền để chúng ta tin vào Thượng đế. Thẩm quyền không thuyết phục được ai; chỉ có sự thật, lí lẽ và logic mới quan trọng và có khả năng thuyết phục.

3. Lợi dụng nặc danh.
 Trong trường hợp này, người ngụy biện không nêu danh tính người có thẩm quyền, và vì không ai biết tên người có thẩm quyền nên không ai có thể kiểm chứng sự chính xác của lời phát biểu. Một loại ngụy biện khác có quan hệ với loại này là dùng lời đồn đại để làm cơ sở lập luận. Giới công an hay sử dụng ngụy biện này, ví dụ như “Một viên chức tình báo cho biết chính anh từng hoạt động cho địch.”

4. Lợi dụng tác phong.
 Loại ngụy biện này dùng tác phong hay cách làm việc hay một đặc tính nào đó của đối tượng để cố thuyết phục về tính hợp lí của phát biểu. Tiêu biểu cho loại ngụy biện này là những phát biểu như “Nixon thất cử vì ông ta thường hay ra mồ hôi trên trán,” hay “Tại sao anh không nghe theo lời khuyên của anh chàng ăn mặc bảnh bao đó?” Thực ra, “bảnh bao” và “mồ hôi trên trán” chẳng có dính dáng gì đến vấn đề đang bàn thảo

5. Luận điệu cá trích.
 Loại ngụy biện này thường hay được ứng dụng khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề. Ví dụ: “Anh có thể nói rằng tử hình là một hình thức không có hiệu quả trong việc chống lại tội phạm, nhưng còn nạn nhân của tội phạm thì sao? Gia đình của nạn nhân sẽ nghĩ gì khi họ thấy tên sát nhân người thân của họ bị giam giữ trong nhà tù bằng đồng tiền của chính họ. Họ có nên nuôi dưỡng những tên sát nhân như thế không?”

6. Luận điệu ngược ngạo.
 Bằng chứng luôn luôn là gánh nặng của người phát biểu. Do đó, tìm cách chuyển gánh nặng đó cho một người khác là một thủ đoạn của những người ngụy biện. Chẳng hạn như trong câu này “Anh nói rằng ăn nhiều mỡ không liên quan đến cholesterol, nhưng anh có thể chứng minh điều đó không?” Đáng lẽ người phát biểu phải chứng minh, nhưng công việc đó lại được chuyển cho người đối thoại!

Nhóm 2. Lợi dụng cảm tính và đám đông

7. Dựa vào bạo lực
 (ad baculum). Ngụy biện dựa vào bạo lực thực chất là một sự đe dọa, nhằm mục đích gây áp lực cho người đối thoại phải chấp nhận một kết luận nào đó. Loại ngụy biện này thưởng được giới chính khách dùng, và có thể tóm gọn bằng một câu “chân lí thuộc về kẻ mạnh”. Sự đe dọa không hẳn chỉ xuất phát từ người phát biểu, mà có thể từ một người khác. Ví dụ như “Những ai không tin vào chính sách của Nhà nước sẽ phải trả giá đắt”, hay “Được rồi, tôi đã biết số điện thoại của anh và biết anh đang ở đâu. À, tôi có nói cho anh biết là tôi mới mua một cây súng ngắn chưa nhỉ?”

8. Lợi dụng lòng thương hại
 (ad misericordiam). Đây là một loại ngụy biện dựa vào lòng trắc ẩn của người đối thoại để người đối thoại chấp nhận lí lẽ của mình. Ví dụ như “Anh ấy không có giết người bằng búa. Làm ơn đừng tuyên án anh ấy có tội, anh ấy đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng tinh thần,” hay “Tôi hi vọng anh sẽ chấp nhận đề nghị này, chúng ta đã tiêu ra ba tháng nay để bàn rồi đấy.”

9. Lợi dụng hậu quả
 (ad consequentiam). Ngụy biện loại này thường được biểu hiện qua cách phát biểu “A hàm ý B, B là sự thật, do đó A là sự thật”. Ví dụ: “Nếu vũ trụ được một đấng chí tôn thượng đế tạo nên, chúng ta có thể thấy những hiện tượng được tổ chức một cách thứ tự. Và hiện tượng chung quanh chúng ta quả rất thứ tự, vậy đấng chí tôn thượng đế chính là người tạo nên vũ trụ,” hay “Anh phải tin vào Đảng Cộng hòa, chứ nếu không cuộc đời này sẽ chẳng có ý nghĩa” (hay là nói một cách ngược lại: cuộc sống này chẳng có ý nghĩa gì nếu không có Đảng cộng hòa!)

10. Lạm dụng chữ nghĩa. Đây là một loại ngụy biện dựa vào dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu. Chẳng hạn như trong câu “Bất cứ một người có lương tri nào cũng phải đồng ý rằng về Việt Nam ăn Tết là làm lợi cho cộng sản,” chữ “lương tri” được cài vào nhằm cho người đối thoại phải nghiêng theo những người có lương tri.

11. Dựa vào quần chúng
 (ad numerum). Loại ngụy biện này tin rằng nếu có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, thì đề nghị đó phải đúng. Ví dụ như “Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông Minh ắt phải đúng.”

Nhóm 3. Làm lạc hướng vấn đề

12. Lí lẽ chẻ đôi
. Loại ngụy biện này thường phân định một vấn đề thành hai giá trị: trắng và đen, bạn và thù, có và không, v.v.. dù trong thực tế, có hơn hai lựa chọn. Chẳng hạn như “Hoặc là anh hợp tác với tôi hay là anh chống tôi, anh chọn hướng nào, yes hay là no?”

13. Lí lẽ ngờ nghệch
 (ad ignorantiam). Loại ngụy biện này, như tên gọi ám chỉ, xuất phát từ sự ngớ ngẩn. Một trong những cách nói thông thường nhất trong loại ngụy biện này mà giới ngụy biện hay dùng là nếu một điều gì đó chưa được chứng minh là sai (hay giả) thì điều đó là đúng (hay thật). Ví dụ: “Bởi vì các nhà khoa học chưa chứng minh dioxin có thể gây ra dị thai, do đó dioxin không thể gây ra dị thai,” hay kiểu lí luận của “nền kinh tế phát triển và xã hội ổn định mấy năm nay, không có lý do gì phải cần đến dân chủ”.

14. Lí luận lươn trạch. Loại ngụy biện này cho rằng nếu một sự kiện xảy ra, các sự kiện có hại khác sẽ xảy ra. Chẳng hạn như “Nếu chúng ta hợp pháp hóa cần sa, công chúng sẽ bắt đầu hút cần sa, và chúng ta cũng sẽ phải hợp pháp hóa á phiện. Rồi chúng ta sẽ là một quốc gia với những người ăn bám vào xã hội. Do đó, chúng ta không thể hợp pháp hóa á marijuana”. Hay một đoạn ví dụ khác:” Tiếc thay một cuộc cải cách về kinh tế, bình bị, tài chánh, xã hội, nông nghiệp như vậy, đang trên đường thành công rực rỡ: bị tan vỡ, bị huỷ bỏ chỉ vì tham vọng đánh Đại việt của Vương An Thạch. Mà đau đớn biết bao, khi người phá vỡ chỉ là một thiếu phụ Việt ở tuổi ba mươi. Giá như Thạch không chủ trương Nam xâm, chỉ cần mười năm nữa, toàn bộ xã hội Trung quốc thay đổi; rồi với cái đà đó, thì Trung quốc sẽ là nước hùng mạnh vô song, e rằng cứ muôn đời mặt trời vẫn nở phương Đông chứ không ngả về Tây như hồi thế kỉ 18 cho đến nay bao giờ.”

15. Mệnh đề rời rạc. Đây là loại ngụy biện dùng hai (hay nhiều hơn hai) mệnh đề chẳng dính dáng gì với nhau để làm thành một phát biểu hay kết luận. Ví dụ: “Anh ủng hộ tự do dân chủ và quyền mang vũ khí hay không?” hay “Anh đã ngưng làm ăn trái phép chưa?” Câu hỏi sau thực ra hỏi hai vấn đề “Anh từng làm ăn trái phép?” và “Anh đã ngừng hoạt động hay chưa?”

16. Đơn giản hóa. Đây là một loại ngụy biện mà người phát biểu cố tình biến một quan niệm trừu tượng thành một điều cụ thể để bắt lấy thế thượng phong trong đối thoại (nhưng là ngụy biện). Ví dụ: “Tôi để ý thấy anh mô tả ông ta là một người quỉ quyệt. Vậy tôi hỏi anh cái “quỉ quyệt” đó nó nằm ở đâu trong bộ não? Anh không chỉ ra được cho tôi; do đó, tôi có thể nói cái quỉ quyệt không có thực.”

{CÒN NỮA}
----------------------------------------------------
Nguyễn Thị Hồng Thúy
Tình nguyện viên tại ADASIA (www.adasia2013.com)

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Cuộc sống chúng ta đang quá lệ thuộc vào Google????

Đây là một bài viết khá hay gần đây trên mạng xã hội. Chúng ta cùng đọc và chiêm nghiệm xem nhé!

Sáng hôm qua lúc 6h30 tôi thức dậy nhờ tiếng chuông báo thức của chiếc Google Galaxy Nexus. Việc đầu tiên tôi làm, trước cả khi đánh răng rửa mặt là check mail...

Gmail báo tôi có 8 email mới, sau khi kiểm tra kỹ càng và chắc chắn rằng tất cả chỉ là 1 vài câu hỏi liên quan tới buổi giao lưu trực tuyến 7554 sẽ tổ chức trong tuần, tôi mới yên tâm rời khỏi giường. Đánh răng rửa mặt xong, việc đầu tiên tôi làm là một bữa sáng với phở và trà nóng, trong lúc đợi đồ ăn, tôi tranh thủ dùng điện thoại mở Google Reader lên cập nhật tin tức quốc tế từ vài nguồn feed quen thuộc như Gizmodo, Techcrunch, Engadget... và note lại 1 vài link đáng lưu ý vào 1 file speadsheet trên Google Docs.
Cả ngày hôm đó là một ngày làm việc tích cực với Gmail và Google Docs, tất cả đều được thực hiện qua điện thoại khi tôi đang ở trên đường. Trong cả ngày, không dưới 10 lần tôi phải sử dụng tới Google Search để tìm kiếm những thông tin như cấu hình của chiếc HTC Vivid hoặc cấp phối vữa trát, thậm chí còn kiểm tra xem "bổ sung" hay "bổ xung" mới là cách viết đúng... 6h30 phút chiều trên đường về nhà tôi nhận được cuộc hẹn từ 1 anh bạn hẹn tôi ở 1 quán đồ ăn Ý trên phố Hàng Gà, vốn có 1 trí nhớ đường xá rất tồi, tôi lại phải xin "cứu viện" của Google Maps.
Cuối cùng vào 9h30 phút chiều tôi về nhà, bật máy tính lên để viết bài này trên CMS bằng trình duyệt Google Chrome. Nếu bạn chịu khó đếm lại từ đầu bài viết, tôi đã sử dụng tới 7 sản phẩm của Google trong 1 ngày làm việc thông thường (và thậm chí là 8 nếu bạn tách riêng Google Web Search và Google Image Search).
Và đây chỉ là 1 ngày như bao ngày bình thường khác của tôi trong vị trí 1 biên tập viên. Ngồi điểm lại tôi bỗng nhận ra từ lúc bước ra khỏi nhà cho tới khi kéo chăn đi ngủ, tôi phó mặc biết bao nhiêu công việc cho các sản phẩm của Google. Từ vị trí là 1 công cụ tìm kiếm, Google đã mở rộng vai trò của mình vào trong đời sống của chúng ta tới mức nếu như chỉ 1 ngày thiếu vắng nó mọi hoạt động của chúng ta sẽ đình trệ lại. Hãy thử tưởng tượng 1 ngày không có chiếc smartphone chạy Android của bạn hoặc Google Search, Gmail "tạm nghỉ" dù chỉ 1 ngày thôi thì cuộc sống hôm đó của chúng ta sẽ ra sao?
Tất cả những viễn cảnh ấy đều làm tôi cảm thấy rùng mình, và từ đó một câu hỏi xuất hiện: Liệu có phải chúng ta đang "dựa dẫm" quá nhiều vào Google?
Google Search, khởi nguồn của mọi rắc rối
Cách đây 8 năm khi tôi nối Internet tại nhà lần đầu tiên, trang web mà tôi đặt làm homepage là ttvnol rồi sau đó thay đổi dần dần theo những diễn đàn, cổng thông tin mà tôi thường tham gia hoạt động. Đến khoảng giữa năm 2005 thì homepage của tôi chuyển thành Google.com và từ đó cho tới nay, bất chấp việc tôi đã đổi máy tính, trình duyệt bao nhiêu lần, thói quen này vẫn không thay đổi. Google Search đã trở thành kim chỉ nam giúp chúng ta tìm kiếm, chọn lọc, so sánh, phân tích giữa một đại dương thông tin tràn ngập trên Internet.
Công cụ tìm kiếm của Google dĩ nhiên là vô cùng hiệu quả nhưng nó cũng đem đến vô số thay đổi rất có hại trong cách tìm kiếm, chọn lọc thông tin ngoài đời thực của tôi.
Trước khi phụ thuộc vào Google, tôi có thói quen đọc rất nhiều sách, báo giấy và cố gắng ghi nhớ chi tiết cụ thể từ những gì tôi vừa đọc được. Từ sau khi có Google, tôi chỉ nhớ mỗi một thứ: kỹ năng tìm kiếm. Tại sao lại phải nhồi nhét hàng đống kiến thức vào trong đầu trong khi tất cả có thể được "lôi về" từ Google Search một cách hết sức nhẹ nhàng, chỉ cần 1 từ khóa tốt và máy tính có kết nối Internet. Từ sau sự ra đời của smartphone và phổ cập 3G ở Việt Nam tôi không còn cảm thấy nhu cầu mang theo bất kỳ 1 tài liệu tra cứu nào của khi đi học lẫn lúc đi làm. Và những lúc mất mạng hoặc điện thoại... hết pin tôi cảm thấy mình như "trơ trọi", bất an và việc đầu tiên muốn làm là về nhà cắm sạc ngay. Thiếu đi sự kết nối với thế giới thông tin do Google mang lại chúng ta lạc lối với 1 vốn kiến thức hổng lỗ chỗ do đã dựa dẫm quá lâu vào gã khổng lồ tìm kiếm. "1 năm ánh sáng tương đương bao nhiêu km"? Nếu khi nghe đến câu hỏi đó, việc đầu tiên bạn làm là bật trình duyệt lên và gõ câu hỏi vào ô tìm kiếm thì rất có thể bạn cũng đang mắc hội chứng "nghiện Google" giống như tôi.
Không chỉ làm cho vốn kiến thức của chúng ta cùn nhụt, Google Search còn bào mòn cách tư duy, phân tích dữ liệu của người dùng. Trước khi có Google Search tôi có thói quen lùng sục vài cửa hàng quen để tìm được 1 quyển sách ưng ý vì biết đâu đấy nó đang nằm lọt thỏm dưới 1 chồng sách cao ngất ngưởng khác. Trong quá trình tìm kiếm cuốn sách mình cần tôi phải so sánh, phân tích, đắn đo giữa 1 vài phương án để tìm ra kết quả tối ưu. Sau khi Google ra đời, tất cả thói quen tìm kiếm của tôi gói gọn trong 5 kết quả hiển thị đầu tiên. Khả năng sắp xếp thứ tự kết quả tìm kiếm của Google tốt đến nỗi chúng ta thật khó lòng tìm được cơ hội để dùi mài năng lực phân tích dữ liệu của bản thân mình.
Một nghiên cứu gần đây cho rằng Google đang làm suy giảm khả năng ghi nhớ của những người dùng chúng. Vì thế nếu 1 ngày nào đó bạn cảm thấy mình "chưa già đã lẫn" thì rất có thể thủ phạm khiến bạn trở nên như vậy chính là Google Search.
Cánh tay đắc lực
Cách đây vài ngày, tôi có review chiếc HP Veer, 1 smartphone của HP chạy WebOS. Như thói quen khi review bất kỳ chiếc smartphone nào khác, việc đầu tiên sau khi đập hộp là tôi tìm cách sync máy với Google Contacts và Gmail. Công việc của 1 biên tập viên chuyên mục Điện Thoại đòi hỏi tôi liên tục thay đổi điện thoại. Và để duy trì danh bạ trên tất cả các thiết bị được nhất quán, tôi nhờ tới Google Contacts. Thật may là hầu hết các HĐH smartphone gần đây đều đã hỗ trợ đồng hóa danh bạ với Google, từ BlackBerry tới iOS và tất nhiên là Android nữa. Chiếc HP Veer cũng vậy, WebOS hỗ trợ đồng hóa trực tiếp với Google Contacts, sau khi thiết lập tài khoản và chờ đồng bộ xong tôi yên chí rằng tất cả danh bạ của mình đã được chuyển sang máy mới.
Trong ngày hôm đó tôi nhận được gần 20 cuộc điện thoại trong đó có cả chục số không hiện tên trong danh bạ. Hóa ra vì 1 lý do gì đó WebOS chỉ đồng bộ 1 phần danh bạ của tôi lên HP Veer. Ngoài việc phải liên tục xin lỗi và hỏi tên người gọi tôi còn cảm thấy như bị "trói tay" vì không thể liên lạc với những người cần thiết vì không nhớ số. Mấy ngày review HP Veer thực sự là những ngày vô cùng tồi tệ đối với tôi.
Đó là 1 ví dụ về việc nếu thiếu vắng đi 1 dịch vụ, dù chỉ vô cùng đơn giản của Google như Google Contacts mọi chuyện có thể sẽ trở nên đen tối đến dường nào. Cách đây vài năm, hồi 2007, nếu bạn đọc nào còn nhớ, tuyến cáp quang TVH của Việt Nam bị... cắt nhầm vì tưởng là cáp phế thải. Chúng ta đã phải chịu đựng vài tháng trời mạng Internet ADSL đạt tốc độ dialup với vô số trang mạng nước ngoài không thể truy cập được vì Việt Nam bị mất tới 80% băng thông mạng ra quốc tế. Google là 1 trong những trang web hiếm hoi mà tôi còn truy cập được từ đường truyền FPT. Lúc đó cache từ các kết quả tìm kiếm của Google gần như trở thành nguồn thông tin quốc tế duy nhất mà tôi còn sử dụng được. Suốt mấy tháng trời tôi cứ phải thỏa mãn cơn khát thông tin của mình bằng cách đọc qua Google cache. Đây lại là 1 ví dụ nữa về việc Google có thể đại diện cho internet như thế nào trong 1 số trường hợp nhất định.
Sự dựa dẫm quá nhiều và quá sâu vào 1 dịch vụ duy nhất của Google có thể khiến chúng ta gặp rất nhiều nguy cơ vì nói cho cùng, Google cũng đâu phải là thần thánh. Nếu bạn không tìm cho mình 1 phương án dự phòng hợp lý bên cạnh các công cụ của Google thì 1 ngày nào đó có thể bạn sẽ thấy mình bị bỏ rơi chỉ vì 1 sự cố nho nhỏ trong các dịch vụ do Google cung cấp.
Những nguy cơ sâu xa hơn
Google biết bạn là ai, ở đâu, độ tuổi bao nhiêu thông qua Google+, Google biết bạn thích gì, đang quan tâm đến vấn đề gì qua Google Search, Google biết bạn có thu nhập đến mức nào qua loại điện thoại Android mà bạn sử dụng với tài khoản Google Market, Google biết bạn đang liên lạc với những ai nhiều nhất qua Gmail... Không ngoa nếu nói rằng Google hiểu bạn nhiều hơn cả những người bạn thân nhất. Và hiện tại Google mới chỉ sử dụng những hiểu biết ấy cho 1 mục đích khá thiện chí: Quảng cáo hướng vào cá nhân.
Đừng ngạc nhiên khi bạn nhận được quảng cáo về 1 khóa học tiếng anh khuyến mại khi tìm kiếm trên Google Search bằng từ khóa là "học tiếng anh" hoặc bạn thấy ứng dụng trên chiếc smartphone Android của mình đang hiển thị 1 quảng cáo bằng tiếng Việt.
Mặc dù Google luôn trưng ra khẩu hiệu "don't be evil" nhưng liệu ai dám chắc rằng gã khổng lồ tìm kiếm sẽ không tận dụng những hiểu biết về bạn vào các hoạt động ác ý hơn? Chúng ta đã giao quá nhiều thông tin về cá nhân mình cho Google và xu hướng ấy đang ngày một tăng lên. Và chúng ta chỉ thể cầu trời khấn phật để Google trông "be evil" và sử dụng những thông tin ấy vào mục đích sai trái.
Kết
Google đang làm cuộc sống của chúng ta ngày một dễ dàng hơn và thực tế là dù muốn dù không tôi tin rằng các bạn cũng giống như tôi, đang phải hàng ngày dựa dẫm vào Google để khám phá thông tin giữa 1 mớ bòng bong được gọi tên là Internet. Google phát hành tất cả những công cụ của mình hoàn toàn miễn phí và chỉ đòi hỏi ở bạn 1 điều duy nhất: 1 cái liếc mắt lên những mẩu quảng cáo nho nhỏ xuất hiện trong mỗi lần bạn sử dụng dịch vụ của hãng.
Nếu như không có Google có lẽ giờ này chúng ta vẫn phải mày mò trong những danh mục website dài dằng dặc hoặc chịu bằng lòng với những hòm Yahoo! Mail có dung lượng 4MB.
Và bất kỳ vấn đề gì cũng có nhiều mặt, bên cạnh những lợi ích, Google cũng đem lại không ít nguy cơ và phiền toái. Nhưng trước khi tìm cách đổ lỗi cho Google, hãy tự nhìn lại bản thân mình và tự hỏi xem "Mình đã tự biến bản thân trở thành phụ thuộc vào Google đến mức nào?".
Thu Hằng

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Cùng nhìn nhận về vụ thâu tóm lớn nhất ở VN




Mới
[IMG]
Có lẽ nhắc đến những thương vụ thâu tóm ngân hàng tại Việt Nam thì không thể không nhắc đến cái tên đã làm lên lịch sử đó là STB. Vậy quá trình thâu tóm thế nào, trước khi thâu tóm thì ngân hàng này thế nào? Để trả lời những câu hỏi này em đã viết bài này hy vọng rằng nhà mình sẽ cùng trao đổi và mổ sẻ từng bước thâm nhập và thâu tóm STB như thê nào để sau này trong trường hợp có vụ thâu tóm thứ 2 diễn ra thì nhà mình cũng hoàn toàn có thể nhận diện và tìm kiếm lợi nhuận từ nó.

Trước tiền chúng ta cùng xem báo cáo tài chính của STB và các ngân hàng khác trong hệ thống trước khi tin đồn EIB thâu tóm STB được tung ra.
[IMG]
Nhìn vào đây chúng ta có thể thấy xếp hạng về quy mô tổng tài sản thì STB đứng thứ 5 trong toàn hệ thống còn EIB đứng thứ 7 trong toàn hệ thống ngân hàng. Về quy mô vốn điều lệ thì 2 ngân hàng này cũng thuộc top đầu khi EIB có VĐL đứng thứ 4 toàn hệ thống còn STB đứng thứ 5. Về thị phần huy động và cho vay thì 2 ngân hàng này cũng thuộc top 5 ngân hàng có thị phần cao nhất. Về sức khỏe tài chính thì STB và EIB tương đương nhau và đều ở mức khá tốt so với hệ thống. Nếu chỉ nhìn 2 ngân hàng thì có thể nói STB lớn hơn EIB về cả tổng tài sản, quy mô thị phần huy động và cho vay.
Vậy đâu là mấu chốt để coi STB là đích ngắm.
Thứ nhất: STB là ngân hàng lớn và rất có tiềm năng, các tỷ số an toàn ở mức khá, nợ xấu thấp, thị phần huy động và cho vay thuộc top 5 lớn hơn cả EIB. EIB có thêm STB sẽ như hổ mọc thêm cách, bộ 3 ACB-EIB_STB đủ để xứng với cái tên "To Big - To Fall"
Thứ hai: Hoạt động kinh doanh năm 2009-2010 của STB đứng trước nhiều khó khăn như: Áp lực thoái vốn của các quỹ đầu tư, khoản đầu tư chứng khoán của STB chiếm tới 16% tổng tài sản và khi thị trường đi xuống những khoản đầu tư này đã bốc hơi hàng ngàn tỷ đồng. Công ty con của STB là công ty chứng khoán SBS cũng liên tục chịu lỗ lặng, cùng với đó là công ty địa ốc Sacomreal cũng lao đao theo thị trường. Giá cổ phiếu của STB rụng như xung -----> Yếu tố thiên thời đã điểm.
Thứ ba: Các cổ đông sáng lập của STB trong nhóm ông Đặng Văn Thành đã làm sai 2 việc: thứ nhất là họ để mất tỷ lệ sở hữu 51%, điều này là tối kỵ nếu không muốn bị hớt tay trên, chính vì thế nhiều cổ đông sáng lập của các công ty luôn chú ý đến việc này. Họ IPO, phát hành cổ phần nhưng không để tỷ lệ sở hữu của mình giảm xuống dưới 51%. Nếu giảm, bằng cách này hay cách khác họ tìm cách để có thể đại diện cho 51% cổ phần có quyền biểu quyết. Thực tế ở thị trường Việt Nam không khó để làm được điều này.Thứ 2 là STB đã sai lầm trong chiến lược phát hành trước đây khi bán cổ phần cho các quỹ đầu tư chứ không phải nhà đầu tư chiến lược. Các quỹ có quy mô nhất định và STB chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định trong quỹ đó. Khi các quỹ này thoái vốn thì con hổ rình mồi sẵn sàng vào cuộc. ----> Yếu tố địa lợi đã điểm

-------> Như vậy là: Thiên thời - địa lợi - nhân hòa đều đã điểm.

Những tin tức đáng chú ý của STB .[IMG]

Diễn biến giá của STB trong từng gia đoạn
[IMG]

Không ít nhà đầu tư đã kiếm ra bạc tỷ khi nhận diện được vụ thâu tóm này, vì thế nhà mình hãy cùng nhau mỏ xẻ để rút ra những bài học cho những cơ hội lần sau, biết đâu người kiếm được bạc tỷ lại là anh em nông dân chúng ta ^^!

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012